Rạn da thực sự là nỗi ám ảnh, khiến nhiều mẹ bầu cực stress thời điểm sau sinh. Dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng lại kiến nhiều chị em tự ti. Vì vậy, để hạn chế sự xuất hiện những vết rạn trong suốt thời gian thai kỳ, cần biết đến những cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả này.
Tình trạng rạn da khi mang thai
Rạn da khi mang thai được coi là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Bởi nó không chỉ để lại các vết sẹo xấu mà còn khiến làn da của chị em nhăn nheo, chùng nhão. Việc tăng cân không kiểm soát trong thời gian ngắn khiến rạn ngày càng rõ rệt hơn. Càng về sau, khi thai nhi càng phát triển, thể tích ối tăng khiến da không kịp thích ứng.

Bình thường, các sợi collagen và elastin co giãn rất tự nhiên. Nhưng khi cơ thể mẹ bầu tăng cân quá nhanh khiến các vùng da mỏng như đùi, mông, bụng không kịp thích ứng nên gây đứt gãy liên kết trên da hình thành nên các vết rạn.
Bà bầu bị rạn da ở tháng thứ mấy?
Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy có lẽ là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Với các mẹ bầu, rạn da có thể xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều và rõ nhất phải kể đến giai đoạn mẹ bầu ở tháng thứ 6, thứ 7 trở ra. Ở giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển mạnh về trọng lượng cơ thể. Sau khi sinh, các trường hợp bị rạn da đều không thể đàn hồi về da như trạng thái ban đầu.

Rạn da khi mang thai có hết không là câu hỏi tiếp theo mà nhiều mẹ bầu vẫn còn đang băn khoăn, lấn cấn trong vấn đề này. Tình trạng vạn da khi mang thai nếu không điều trị sẽ không biến mất hoàn toàn mà chỉ chuyển đổi màu sắc của vết rạn. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết rạn này tồn tại cũng khiến nhiều chị em mất tự tin trong cuộc sống. Do vậy, cần tìm cách chữa trị rạn da cho bà bầu an toàn mà lại hiệu quả.
>> Xem thêm: Giảm cân có hết rạn da không?
Cách trị rạn da cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Để cải thiện tình trạng rạn da hiệu quả, đầu tiên phải có chế độ ăn uống phù hợp. Bởi vì da không kịp đàn hồi hiện tượng rạn da sẽ diễn ra nhanh hơn nên mẹ bầu sau sinh chưa nên giảm cân ngay. Với các trường hợp bị rạn nhẹ, có thể sử dụng kem bôi, tinh dầu hoặc các sản phẩm điều trị chuyên sâu như acid glycolic hay các sản phẩm dưỡng chứa retinol để điều trị. Bên cạnh đó, với những trường hợp bị rạn nặng có thể sử dụng bằng phương pháp thẩm mỹ chiếu sáng laser với công nghệ Fracational CO2 để điều trị. Đặc biệt có thể xử lý vết rạn bằng phương pháp tự nhiên. Ngoài ra, hãy tham khảo cách trị rạn da cho bà bầu tự nhiên an toàn, hiệu quả dưới đây.
#1 Dầu dừa
Sử dụng dầu dừa thường xuyên là cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả được nhiều mẹ tin dùng. Dầu dừa có tác dụng làm tăng sự mềm mại và tăng sự đàn hồi cho da. Chưa hết, nó còn có tác dụng phòng rạn cho mẹ bầu trong thời gian mang thai. Hàng ngày, mẹ bầu cần thoa dầu dừa vào buổi sáng và tối lên vùng da bị rạn để ngừa rạn. Đặc biệt, nên sử dụng dầu dừa bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất.

#2 Lòng trắng trứng gà
Trong lòng trắng trứng gà có chứa nhiều protein vừa giúp da trắng hồng vừa cải thiện cũng như ngăn sự hình thành và phát triển của những vết rạn. Ngoài ta, lòng trắng trứng còn có khả năng phục hồi và tái tạo collagen có trong da. Sử dụng lòng trắng trứng đắp lên các vùng da bị rạn như sử dụng mặt nạ, đăp khoảng 15 – 20 phút đều đặn mỗi ngày để điều trị rạn da cho bà bầu tốt nhất.

#3 Sữa tươi
Sữa tươi là “dược liệu” tự nhiên trong top cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả. Bởi trong sữa tươi có chứa nhiều protein, acid lactic, vitamin và các enzym có lợi giúp làm mềm da, giữ ẩm cho da, chống lão hóa tốt. Đặc biệt, sữa tươi còn giúp kích thích quá trình lành của các vùng da bị bong tróc. Mẹ bầu có thể sử dụng sữa tươi để massage các vùng da bị rạn và có nguy cơ bị rạn. Làm liên tục và đều đặn mỗi ngày sẽ giúp vùng rạn cải thiện.

Với các cách trị rạn da cho bà bầu trên đây, tùy theo từng trường hợp cũng như mức độ bị rạn da mà có thể lựa chọn các cách sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu mẹ bầu bị rạn da ít, vùng da bị rạn nhỏ thì nên sử dụng phương pháp dược liệu dân gian dễ tìm, rẻ tiền. Bởi phương pháp này rất an toàn mà hiệu quả cũng tương đối với các vết rạn nhỏ, ít. Nếu thấy xuất hiện mảng lớn vết rạn thì nên sử dụng kem bôi. Còn trường hợp da bị chùng nhão, rạn nhiều thâm đen thì nên can thiệp thẩm mỹ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các biện pháp phòng ngừa rạn da khi mang thai
Để phòng chống rạn da khi mang thai cho mẹ bầu hiệu quả, dưới đây là vài cách nên tham khảo:
#1 Bổ sung các chất cần thiết cho da
Chăm sóc da ở cả bên trong và bên ngoài sẽ giúp mẹ bầu có làn da khỏe mạnh, hạn chế được nguy cơ bị rạn da trong thai kỳ. Một số gợi ý thực phẩm giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng rạn da trong thời kỳ mang thai là:
- Thực phẩm giúp chống oxy hóa: việt quất, dâu tây, rau cải bó xôi giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da tươi trẻ.
- Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, ớt chuông, cà chua… giúp phục hồi các mô da bị rạn.
- Thực phẩm giàu vitamin E: bông cải xanh, các loại hạt giúp mang đến lớp bảo vệ màng tế bào da tốt.
- Thực phẩm giàu vitamin D từ ngũ cốc, sữa các loại, lòng đỏ trứng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị rạn da.

Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu omega 3, omega 6 để giúp các tế bào da khỏe mạnh, hạn chế rạn hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên sử dụng các loại kem chứa vitamin A, dưỡng ẩm tốt để sử dụng mỗi ngày. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên cũng giúp da được dưỡng ẩm tốt. Các loại tinh dầu như: tinh dầu oliu, hạnh nhân, dầu dừa cũng nên được mẹ bầu tận dụng sử dụng.
#2 Kiểm soát cân nặng trong thời gian thai kỳ
Tăng cân trong thời kỳ mang thai chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng mẹ bầu bị rạn da. Chính bởi vậy, kiểm soát cân nặng trong thời gian mang bầu là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, kiểm soát cân nặng ở đây không phải mẹ ăn ít đi mà phải ăn uống đủ chất thiết yếu, tăng cường vitamin và khoáng chất thiết yếu, hạn chế tinh bột. Việc ăn uống đầy đủ sẽ giúp kiểm soát cân nặng tốt. Tuy nhiên, cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn.
#3 Luyện tập thể dục – thể thao
Tập thể dục – thể thao, vận động đều đặn có tác dụng giúp tăng đàn hồi, hạn chế rạn da cho mẹ trong thời gian mang thai. Bên cạnh tốt cho sức khỏe, tăng đều kháng cho mẹ là điều đương nhiên. Do vậy, mẹ trong thời gian mang bầu nên duy trì thói quen tốt này.

#4 Uống đủ nước mỗi ngày
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt, phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh để cung cấp độ ẩm, tăng đàn hồi cho da. Điều này sẽ giúp phòng ngừa tình trạng rạn da khi mang thai.
#5 Massage kết hợp bôi kem chống rạn
Massage thường xuyên giúp da của mẹ bầu luôn được đảm bảo độ đàn hồi. Bên cạnh đó, massage còn giúp mạch máu lưu thông tốt, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Nên kết hợp massage hằng ngày với sử dụng kem chống rạn da cho bà bầu. Đây cũng là biện pháp được nhiều mẹ bầu tin tưởng áp dụng.

Do các sản phẩm kem bôi chống rạn dễ mua, tiện lợi và cũng đem lại hiệu quả tương đối. Tuy nhiên, nên lựa chọn kem bôi thật kỹ lưỡng. Nếu có thể thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Song, về em bôi chống rạn, chị em chỉ nên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất tự nhiên an toàn mà không gây kích ứng cho da.
Lời kết: Hi vọng những thông tin về cách trị rạn da cho bà bầu này sẽ thực sự hữu ích cho mẹ trong thời kỳ mang thai. Hãy lựa chọn và áp dụng ngay để có một làn da khỏe mạnh, mịn màng không rạn nhé!
Bài viết liên quan: Cách trị rạn da sau sinh