Dược Mỹ Phẩm GSC Chính Hãng
Giỏ hàng
0 -
No products in the cart.
  1. Home
  2. »
  3. Blog Kiến Thức
  4. »
  5. Kiến Thức Spa & TMV
  6. »
  7. Exosomes là gì? Ứng dụng của exosomes trong công nghệ tái tạo

Exosomes là gì? Ứng dụng của exosomes trong công nghệ tái tạo

Mục Lục

Y học tái tạo đang trở thành từ khóa vô cùng quen thuộc trong cộng đồng Y khoa quốc tế. Một trong số đó là việc sử dụng chất tiết tế bào exosomes. Nó được ví như con thuyền giúp trao đổi chất bên trong cơ thể. Công nghệ exosomes ngày nay đang được sử dụng phổ biến với những hiệu quả thấy rõ, nhất là với ngành làm đẹp. Vậy exosomes là gì, được ứng dụng như thế nào trong thẩm mỹ, cùng tìm hiểu.

Khái niệm exosomes là gì

Exosomes chính là hoạt chất sinh học được tiết ra trong quá trình phân bào, có nguồn gốc từ tế bào trung mô (MSC). Hoạt chất này liên quan nhiều đến hoạt động sinh hoạt và tế bào của da. Mỗi phân tử exosomes có kích thích trung bình từ 40 -150 nanomet (nm). Chứa bên trong phân tử áy là các DNA, RNA, miRNA được bao bọc bởi lớp lipid kép và lớp protein bề mặt.

Exosomes hiện đóng vai trò quan trọng trong quá trình tương tác giữa các tế bào của cơ thể

Sau khi tiếp nhận các vật chất di truyền và các yếu tố tăng trưởng từ tế bào ban đầu mà sau khi tiết ra ngoài chúng sẽ di chuyển đến các tế bào đích và được “tiêu hóa” thông qua quá trình nội tiết. Do vậy mà exosomes đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tương tác qua lại giữa các tế bào trong cơ thể.

Nguồn gốc của exosomes là gì, đến từ đâu?

Exosomes xuất hiện tự nhiên và được phân lập từ một số mô trong cơ thể. Chức năng của tế bào gốc exosome cũng khác nhau tùy thuộc vào nguồn của exosomes. Trường hợp điều trị da, các exosomes được lấy từ: tế bào mỡ, dây rốn, nhau thai và tiểu cầu.

Nguồn của mô xác định thông điệp và hành động mà exosomes có. Tuy nhiên, tiểu cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị trẻ hóa da, giúp sản sinh collagen và làm lành vết thương nhanh. Song, exosomes cần phải nguyên vẹn thì mới có chứa nhiều thành phần có lợi cho quá trình trẻ hóa da. Tuy nhiên, lợi ích về da của exosomes phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn gốc, kích thước, chức năng, nội dung.

Chức năng của exosomes là gì

Chức năng của exosomes là cho phép tế bào giao tiếp với nhau bằng nhiều hình thức giao tiếp ổn định khi được bảo vệ bằng màng lipid kép exosomes. Exosomes lưu ý cần phải nguyên vẹn thì mới có khả năng chuyển nội dung và thông điệp đến với mô đích.

Exosomes là gì? Ứng dụng như thế nào?
Exosome được ứng dụng trong công nghệ tái tạo da hiệu quả

Việc sử dụng exosomes trong các ứng dụng trị liệu trị liệu phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi cấy tế bào. Hiện nay, việc nuôi cấy 3D đang rất được ưa chuộng. Các kỹ thuật như siêu ly tâm, siêu lọc hay kết tủa nhằm để tạo ra exosomes chất lượng cao phục vụ mục đích thương mại tốt. Do exosomes không gây phản ứng miễn dịch cũng như cực kì an toàn với trường hợp điều trị tại chỗ nên đây là hoạt chất có tiềm năng lớn trong trị liệu và thẩm mỹ.

Ưu điểm của liệu pháp exosomes là gì

Sử dụng liệu pháp exosomes có ưu thế hơn gấp nhiều lần so với liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc. Kích thước của tế bào gốc thông thường khoảng 10.000 – 30.000 nm còn với hoạt chất exosomes chúng chỉ có kích thước khoảng 30 – 200 nm. Tức là nó chỉ bằng 1/100 so với kích thước tế bào gốc. Exosomes có cấu trúc lipid kép dễ dàng xâm nhập vào da thông qua áp lực . Vì vậy, đây là liệu pháp không gây xâm lấn, người nhận không sử dụng trực tiếp tế bào từ người mà chỉ sử dụng chất được tiết ra trong quá trình nuôi cấy. Trong exosomes có chứa nhiều các yếu tố tăng trưởng và vật chất di truyền nên sẽ giảm thiểu được khả năng thải ghép của cơ thể người nhận.

Exosomes là gì? Ứng dụng như thế nào?
So với công nghệ tế bào gốc thông thường, sử dụng công nghệ exosomes có nhiều ưu điểm vượt trội hơn

Ưu điểm của hoạt chất exosomes là gì? Nếu so sánh exosomes so với tế bào gốc trưởng thành thì exosomes có chứa yếu tố tăng trưởng gần gấp 3 lần. Đồng nghĩa với việc nhiều yếu tố tăng trưởng hơn thì khả năng phục hồi và hồi sinh các tế bào đích cũng tốt hơn. Đặc biệt, chúng an toàn và ít tốn kém hơn so với sử dụng tế bào gốc.

Liệu pháp exosomes được ứng dụng như thế nào trong làm đẹp?

Trong làm đẹp, exosomes đang được ứng dụng ngày càng phổ biến, nhất là trong các trường hợp:

#1 Giúp làm lành vết thương, giảm hình thành sẹo

Exosomes từ đại thực bào thúc đẩy quá trình làm lành vết thương bằng cách kích thích sự hình thành mạch và tăng sinh tế bào. Exosomes giúp chữa lành vết thương cực kì hiệu quả. Các exosomes có nguồn gốc từ đại thực bào gây chuyển đổi từ đại thực bảo M1 thành đại thực bào M2 dẫn đến tăng cường di chuyển nguyên bào sợi, sản xuất collagen và hình thành ống tế bào nội mô. Khi exosomes ADSC được nạp trong hydrogel dựa trên alginate có chức năng như một giàn giáo cung cấp sự giải phóng liên tục vật liệu có tính sinh học vào vị trí các vết thương.

Ngoài ra, exosomes còn có khả năng giảm thiểu sự hình thành sẹo. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, exosomes MSC giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương đồng thời giảm độ rộng của vết sẹo. Quá trình tái tạo biểu mô tăng tốc có liên quan đến việc hình thành sẹo ít hơn. Đây hứa hẹn là phương pháp tăng cường khả năng chữa lành vết thương và giảm sẹo.

#2 Giúp nuôi dưỡng và trẻ hóa làn da

Ngoài làm lành vết thương tốt và giảm sẹo hiệu quả, tác dụng của exosome là gì nữa? Đó chính là việc giúp nuôi dưỡng và trẻ hóa làn da. Khi da bị lão hóa sẽ làm giảm dần khả năng sản xuất collagen và tái tạo cấu trúc ma trận ngoại bào. Liệu pháp exosomes làm giảm biểu hiện của beta galactosidase, MMP1, MMP3 và phục hồi biểu hiện mRNA của collagen. Hoạt chất exosomes giúp việc tổng hợp collagen và chống lão hóa da tăng lên 20% và tăng sản xuất collagen lên 30%. Do vậy mà chúng có đặc tính chống lão hóa và ngăn ngừa khả năng điều trị da bị lão hóa.

Exosomes là gì? Ứng dụng như thế nào?
Ứng dụng của exosomes trong công nghệ tái tạo, làm đẹp da

#3 Giúp ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy exosomes cực kì hữu ích trong điều trị chứng rụng tóc. Các exosomes của tế bào nhú được tiêm vào các nang lông giúp đẩy nhanh quá trình hình thành anagen, làm chậm quá trình catagen. Các exosomes được nuôi cấy 3D thúc đẩy DPC tăng biểu hiện của các yếu tố tăng trưởng giống insulin, tăng trưởng tế bào sừng và tế bào gan. Chúng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành trục dài của tóc, các nang tóc được nuôi cấy ở người. Exosomes tế bào nhú hứa hẹn ngăn ngừa và điều trị rụng tóc hiệu quả ở người.

#4 Điều trị bệnh LYME – bệnh tổn thương hệ miễn dịch

Ngoài những ứng dụng mà exosomes đang được hỗ trợ và điều trị, chúng còn là hoạt chất giúp điều chỉnh các quá trình trong cơ thể. Các bệnh nhân mắc LYME là bệnh làm tổn thương hệ miễn dịch. Người bị bệnh này sẽ bị rối loạn chức năng của tế bào, làm tăng phản ứng viêm và chức năng trao đổi chất. Khi kết hợp sử dụng exosomes trong phác đồ điều trị của họ sẽ giúp phá vỡ phản ứng viêm và tăng khả năng trao đổi chất nhờ cơ chế truyền tin của mình.

Các loại da phù hợp với công nghệ exosomes là gì

Với khả năng làm lành, phục hồi và tái tạo da tuyệt vời, công nghệ exosomes được đánh giá an toàn trên mọi loại da. Các loại da nghệ phù hợp với công nghệ exosome là gì? Hiệu quả sau điều trị như thế nào? Chúng đặc biệt mang lại hiệu quả cao nhất khi điều trị các trường hợp da như:

  • Da lão hóa, chảy xệ, lỗ chân lông to.
  • Da tổn thương, nhạy cảm.
  • Da bị bào mòn, lột tẩy, teo da, giãn mao mạch.
  • Da nám, da xỉn màu, tăng sắc số sau tổn thương.

Lời kết: Qua đây bạn đã hiểu được công nghệ exosomes là gì rồi đúng không? Với những ứng dụng tuyệt vời của exosomes trong làm đẹp như hiện nay thì tế bào gốc exosomes xứng đáng trở thành giải pháp mới trong Y học ứng dụng tái tạo.

Xem thêm: Tiêm meso có tác dụng gì?

Để lại thông tin để được chuyên gia tư vấn

Form Liên Hệ Chung

Hệ thống phân phối sản phẩm GSC tại các Spa & TMV trên toàn quốc

Scroll to Top

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAYĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

từ Vinako - GSC Vietnam nhé!

Form Liên Hệ Chung
0
No products in the cart.